Cross-Border E-Commerce – Thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?
Cross-Border E-Commerce cung cấp những cơ hội tuyệt vời cho những người bán hàng để mở rộng thị trường bán hàng và tăng trưởng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, không gì là dễ dàng cả và sẽ có những khó khăn và thách mà doanh nghiệp cần phải vượt qua.
Cross-Border E-Commerce là gì?
thương mại điện tử xuyên biên giới hay Cross-Border E-Commerce là dịch vụ bán hàng trực tuyến tới khách hàng ở những quốc gia khác. Đây là một trong những nghành công nghiệp phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, bằng cách áp dụng những chiến lược bán hàng để tiếp cận những đối tượng khách hàng toàn cầu.
Lợi ích của Cross-Border E-Commerce
Việc bán hàng xuyên biên giới đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho các sellers, trong đó cơ hội dễ thấy nhất chính là tiếp cận thị trường toàn cầu rộng lớn. Ví dụ, khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến 210 triệu khách hàng chỉ riêng tại Mỹ – một mảnh đất cực kỳ màu mỡ cho các nhà bán hàng. Về cơ bản, khi bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới doanh nghiệp của bạn có thể có được những lợi ích như sau:
- Tiếp cận thị trường rộng lớn: như chúng tôi đã nói bên trên, doanh nghiệp có thể tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng ở quy mô toàn cầu, chỉ riêng thị trường Mỹ đã có lượng khách hàng tiềm năng gấp đôi dân số Việt Nam rồi.
- Tận dụng điểm khác biệt sức mạnh mua hàng: nghĩa là khi sản phẩm được sản xuất ở đất nước có chi phí sản xuất, GDP đầu người thấp, khi xuất khẩu bán ở đất nước có GDP đầu người cao thì doanh nghiệp sẽ có được biên lợi nhuận lớn hơn.
- Xây dựng thương hiệu: khi ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp của bạn không được ai biết đến cả thì đây chính là cơ hội để tăng nhận diện ở các thị trường nước ngoài tiềm năng.
- Loại bỏ yếu tố thời vụ: ví dụ như mặt hàng sản phẩm doanh nghiệp của bạn đang bán mang tính thời vụ, như thời trang chẳng hạn thì doanh nghiệp của bạn có thể bán được các mặt hàng này tại các khu vực đất nước có vị trí địa lý phù hợp với sản phẩm thời trang đang kinh doanh hơn.
- Cắt giảm chi phí trung gian: doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng mà không còn cần thông qua đơn vị trung gian nữa. Bằng cách trở thành nhà phân phối sở hữu nhãn hàng, doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi thứ từ xây dựng thương hiệu, content marketing cho đến chiến lược tăng tính trải nghiệm khách hàng.
Thách thức đặt ra khi triển khai Cross-Border E-Commerce
Việc bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới không hề dễ dàng gì, doanh nghiệp sẽ phải gặp rất nhiều thách thức cho đến khi có được quy trình vận hành trơn tru. Chủ yếu tập trung vào những vấn đề như sau:
- Hiểu thị trường: có thể liên quan đến vấn đề pháp lý tại từng quốc gia cụ thể, nếu doanh nghiệp không để ý thì khi bán hàng đến một số quốc gia nào đó có thể bị trả lại hàng nếu như không đăng ký sở hữu nhãn hiệu, ủy quyền hay nhà bán hàng đăng ký tại quốc gia đó.
- Thuế và chi phí hải quan: thuế có thể có hoặc không tùy thuộc vào thiết lập như thế nào, tuy nhiên bạn sẽ cần phải trả chi phí hải quan, hoặc phải trả cả hai.
- Tỷ giá hối đoái: tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt lớn liên quan đến biên lợi nhuận cho doanh nghiệp, và khi tận dụng tỷ giá hối đoái tại đúng thời điểm có thể giúp doanh nghiệp đạt được biên lợi nhuận tốt.
- Phương thức thanh toán: phương thức thanh toán an toàn có thể giúp ngăn chặn gian lận tài chính là yêu cầu thiết yếu cho doanh nghiệp khi bán hàng. Và có nhiều đất nước vẫn đề xuất thanh toán tiền mặt là hình thức thanh toán chính thức thay vì thanh toán online.
- Nhận diện thương hiệu: doanh nghiệp nên xem xét xem liệu thương hiệu của mình ở thị trường quốc gia mục tiêu hướng tới như thế nào? Sản phẩm bán tại quốc gia đó có đem lại giá trị hay có tính bền vững tại quốc gia đó hay không?
- Phương thức giao hàng: đây là giai đoạn khá quan trọng – là thao tác giao hàng tới tay khách hàng. Một số quốc gia có cung cấp dịch vụ vận chuyển có mạng lưới phân phối rộng lớn, cũng có những quốc gia có mạng lưới phân phối vận chuyển kém.
Tổng hợp những chiến lược để thành công với Cross-Border E-Commerce
1. Hợp tác
Hợp tác chiến lược với đối tác giúp tận dụng khả năng và mối quan hệ từ đối tác, khi hợp tác thì đối tác có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn vượt qua được những trở ngại, khó khăn mới. Dĩ nhiên, việc hợp tác dài hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn, giúp doanh nghiệp có được những đơn hàng tốt hơn cũng như kho hàng.
2. Khởi đầu nhỏ, phát triển rồi mở rộng sau
Thường thì tốt nhất nên bắt đầu kinh doanh ở quy mô nhỏ mà tốt với việc phân bổ sản phẩm trong kho hàng ít mà thường xuyên. Bởi cách tiếp cận Cross-Border E-Commerce này vào giai đoạn khởi đầu có thể giúp doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường.
3. Tìm kiếm sự tư vấn
Khi bước chân sang thị trường mới, doanh nghiệp của bạn bước chân sang vùng đất mới mà không có nhiều kinh nghiệm thị trường. Tốt nhất nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia tại giai đoạn khởi đầu này để thành công với thương mại điện tử xuyên biên giới tại từng giai đoạn mà không mắc phải những sai lầm đắt giá có thể có.